Thứ Ba, 19 tháng 2, 2013

Những bí ẩn về thành nhà Hồ


Di sản thế giới thành nhà Hồ (Thanh Hóa) ẩn chứa rất nhiều câu hỏi chưa có lời giải, trong đó có chuyện thời gian, kỹ thuật xây thành, đôi rồng đá bị mất đầu và ngôi mộ táng khổng lồ ở đàn tế Nam Giao…

Thành nhà Hồ là công trình kiến trúc bằng đá độc đáo có một không hai tại Việt Nam. Thành được Hồ Quý Ly cho xây vào mùa xuân năm 1397, còn gọi là Tây Đô (hay Tây Giai) để phân biệt với Đông Đô (Thăng Long, Hà Nội). Nơi đây từng là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa vào cuối triều Trần và kinh đô của nước Đại Ngu trong khoảng 7 năm, từ 1400 đến 1407.
Sử cũ chép, vào năm 1397, đất nước đứng trước nạn xâm lăng của nhà Minh, Hồ Quý Ly đã lệnh cho quan Thượng thư Bộ Lại kiêm Thái sử lệnh Đỗ Tĩnh đến thị sát vùng đất Thanh Hoá để xây dựng thành trì, chuẩn bị cho việc định đô. Hồ Quý Ly đã chọn đất An Tôn (nay thuộc xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc) để xây dựng kinh thành nhằm chuẩn bị cho một cuộc kháng chiến lâu dài, đồng thời cũng là cách để hướng lòng người trong thiên hạ xa lánh, đoạn tuyệt với nhà Trần.

Vùng đất được chọn có địa thế hiểm yếu, có đường đi từ Bắc vào Nam và sang Lào. Xung quanh được án ngữ bởi nhiều ngọn núi cao, hai mặt nam, bắc có sông Mã và sông Bưởi chảy qua.
Thành nhà Hồ gồm 3 bộ phận, La thành, Hào thành và Hoàng thành. Trong đó, công trình đồ sộ nhất và còn khá nguyên vẹn cho đến ngày nay là Hoàng thành. Toàn bộ mặt ngoài tường thành và bốn cổng chính được xây bằng những phiến đá vôi màu xanh, được đục đẽo tinh xảo, vuông vức, xếp chồng khít lên nhau. Các bức tường thành được ghép từ những khối đá lớn, có phiến dài tới hơn 6 m, ước nặng 20 tấn. Tổng khối lượng đá được sử dụng xây thành khoảng 20.000 m3 và gần 100.000 m3 đất được đào đắp công phu.
Theo sử sách ghi lại trong thành có nhiều công trình như điện Hoàng Nguyên, cung Diên Thọ (chỗ ở của Hồ Quý Ly), Đông cung, Tây Thái Miếu, Đông Thái Miếu... rất nguy nga, tráng lệ chẳng khác gì kinh đô Thăng Long. Tuy nhiên, trải qua hơn 6 thế kỷ tồn tại với rất nhiều tác động của thiên nhiên và con người, hầu hết công trình kiến trúc bên trong Hoàng thành đã bị phá hủy.
Các nhà nghiên cứu lịch sử đánh giá, kiến trúc của Thành nhà Hồ rất khoa học, với các phiến đá được đục đẽo vuông vức, công phu xếp đan xen theo hình múi bưởi để tránh rung chấn lớn như động đất. Giữa các phiến đá xây thành không có bất kỳ chất kết dính nào nhưng tòa thành vẫn đứng vững hơn 600 năm qua dù chịu rất nhiều tác động của địa chấn và bom đạn tàn phá. Điều đặc biệt là công trình kiến trúc đồ sộ, vững chắc như vậy mà quá trình xây dựng chỉ vỏn vẹn ba tháng (từ tháng 1/1397 đến tháng 3/1397).
Thời ấy chưa có công nghệ vận chuyển hay ghép đá gắn xi măng, vậy làm sao để những bức tường thành được xếp vuông vắn, thẳng đứng và tồn tại đến ngày nay? Điều gì đã giúp người thợ xưa với công cụ thô sơ lại có thể vận chuyển và xây nên tường thành bằng những phiến đá khổng lồ?
Câu trả lời được hé lộ phần nào khi người ta tìm thấy hàng trăm viên bi đá lớn (bằng quả bóng đá), nhỏ (bằng quả cầu mây) trong nhiều lần khai quật khảo cổ. Việc tìm thấy những viên bi đá này giúp củng cố giả thiết người thợ khi xưa đã dùng chúng như con lăn để tời đá từ vùng khai thác (cách vị trí xây thành hàng chục km). Kết hợp với tời và đắp đất, người ta đã đưa những phiến đá lên cao để xây thành.
Ngoài kỹ thuật xây thành, đôi rồng đá mất đầu cũng là câu hỏi hiện chưa có lời giải thỏa đáng. Nằm ở trung tâm tòa thành, hai con rồng mất đầu nằm song song hai bên đường đi xuyên qua thành nối từ cổng Nam lên cổng Bắc. Nhà Hồ thất thủ, đôi rồng đá mất tích bí ẩn. Năm 1938, tượng rồng đầu tiên được một nông dân phát hiện khi đang cày ruộng trong thành. Cho rằng đã là tượng rồng ở cung vua thì nhất thiết phải có cặp nên các chức dịch trong làng đã cho đào bới khắp vùng mới tìm được tượng rồng đá thứ hai.

Cặp rồng được chạm khắc rất tỉ mỉ. Thân rồng thon nhỏ dần về phía đuôi, uốn bảy khúc, phủ kín vảy. Rồng có bốn chân, mỗi chân ba móng với các túm lông lượn mềm mại. Đầu rồng hiện đã bị mất nhưng vẫn còn phần bờm dài lượn chín nếp. Các khoảng trống dưới bụng và ô tam giác ghép thành bậc đều được chạm hoa cúc và móc hoa lượn mềm.
Theo nhiều nhà nghiên cứu điêu khắc, đôi rồng này là loại được chạm khắc trên thềm bậc của các cung điện như hiện thấy ở điện Kính Thiên, Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội), chính điện Lam Kinh (Thanh Hóa).
Ai đã chặt đầu rồng, câu hỏi này có nhiều lý giải. Người cho rằng sau khi xâm lược, quân Minh đã chặt đầu rồng, biểu tượng quyền lực của nhà Hồ để thể hiện sự diệt vong của vương triều này. Lại có người cho rằng việc này là do những người bất đồng chính kiến với nhà Hồ gây ra.
Lại có ý kiến rằng thời kỳ mới chiếm đóng Việt Nam, người Pháp bắt dân trong vùng hàng tháng, hàng năm phải trải chiếu hoa trên con đường dẫn tới đôi rồng đá. Người dân bức xúc nên chặt đầu rồng? Còn một cách lý giải lưu truyền trong dân gian rằng có thời kỳ làng Xuân Giai (nằm ở cổng Nam, thuộc xã Vĩnh Tiến) thường xuyên bị cháy nhà. Người dân cho rằng do rồng quay đầu về làng phun lửa gây cháy nên đã chặt đầu rồng.
Người dân xứ Thanh còn truyền tai câu chuyện nhuốm màu giang hồ như sau. Nghe đồn trong mắt rồng ở cung cấm thường được vua chúa cho yểm rất nhiều vàng ngọc châu báu, một đêm lợi dụng lúc trời đổ mưa như trút nước, trong thành hoang vắng không bóng người qua lại, hàng chục đạo tặc bí mật chặt đầu đôi rồng mang đi xa đập nát để tìm ngọc quý. Cũng chẳng ai nhớ đó là năm nào.
Tiến sĩ Phạm Văn Đấu (Hội sử học Thanh Hoá) đánh giá đôi rồng đá ở thành Tây Đô thuộc loại tượng rồng lớn và đẹp nhất hiện còn lại ở Việt Nam. Đôi rồng thể hiện nghệ thuật chạm khắc thời Trần lúc hưng thịnh với đặc điểm khỏe khoắn, đầy đặn. “Sử cũ không ghi chép cũng không ai biết đôi rồng đá bị mất đầu từ bao giờ, nhưng giả thiết sau khi xâm lược nước ta, quân Minh cho chặt đầu rồng mang về báo công được nhiều người chấp nhận”, tiến sĩ Đấu nói.
Xung quanh ngôi thành đá hơn 600 năm tuổi vẫn còn vô số bí ẩn đang chờ giải mã. Mới đây nhất, trong quá trình tôn tạo, phục dựng di tích đàn tế Nam Giao thuộc di sản thành Nhà Hồ, các nhà khảo cổ đã phát hiện ngôi mộ táng khổng lồ, bên trong có bộ xương còn tương đối nguyên vẹn.

Bộ xương ở tư thế nằm ngửa, được đặt trong bia mộ quây bằng đá. Vị trí của ngôi mộ đá này nằm dưới lòng bức tường bao vòng ngoài của đàn tế Nam Giao, sát chân núi Đốn Sơn. Qua nghiên cứu, các nhà khảo cổ nhận định, đây là bộ xương trâu. Nhưng vì sao lại mai táng trâu ở vị trí trang trọng là đàn tế, nơi được coi là chốn linh thiêng, thì vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tiến sĩ Đỗ Quang Trọng, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản thành nhà Hồ, cho rằng đối với người phương Đông, quan niệm “tam sinh” (ba vật dùng trong lễ tế thần gồm trâu, dê, ngựa) đã trở thành luật bất thành văn và ăn sâu trong lòng người Việt. Rất có thể trước khi khởi dựng đàn tế, Hồ Quý Ly đã cho cúng trâu để tế thần linh. Mặt khác, xứ Thanh thuộc hạ lưu sông Mã, là vùng canh tác lúa nước màu mỡ phì nhiêu hàng nghìn năm nay, nên con trâu luôn được đánh giá cao. Hồ Quý Ly cho cúng tế thần linh bằng trâu với mong muốn dân được no đủ, mùa vụ bội thu.
Hiện ngôi mộ đá táng trâu vẫn nằm nguyên vị trí cũ. Theo kế hoạch tới đây số cốt xương của con trâu được tế lễ hơn 600 năm về trước sẽ được khai quật toàn bộ. Mô hình mộ đá sẽ được dựng lại để đảm bảo thống nhất toàn vẹn của di tích đàn tế trong quần thể di sản Thành nhà Hồ.
Thành nhà Hồ nằm trên hai xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. Trải qua hơn 600 năm tồn tại, hầu hết công trình kiến trúc bên trong Hoàng thành đã bị phá hủy. Những dấu tích nền móng của cung điện xưa giờ vẫn đang nằm ẩn mình phía dưới những ruộng lúa của người dân quanh vùng. Ngày 27/6/2011, tại phiên họp lần thứ 35 của Ủy ban di sản thế giới thuộc Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) diễn ra tại thủ đô Paris (Pháp), thành nhà Hồ đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Lê Hoàng

 


Thứ Tư, 23 tháng 1, 2013

Cây roi gia pháp thời toàn cầu hóa

28-6 là Ngày gia đình Việt Nam. Người ta sinh ra cái ngày này để làm gì!? Phải chăng là để nhắc nhở lẫn nhau về những giá trị của “văn hóa gia đình”, về cái gọi là “gia đạo”? Gia đạo, từ ngàn xưa đã quan trọng; trong bối cảnh nhiều xáo trộn như ngày nay lại càng quan trọng hơn và là thứ không thể bị lãng quên. Toàn cầu hóa cuốn chúng ta vào một cơn lốc xoáy mãnh liệt, kèm theo bối cảnh khủng hoảng về nhiều mặt, đẩy những đứa trẻ ra khỏi vòng kiểm soát của cha mẹ một cách nhanh chóng. Cùng với nó là khoảng cách thế hệ ngày càng bị kéo dãn bởi những thay đổi như vũ bão của thời cuộc. Tình thương yêu không bao giờ mất đi, nhưng sự đối thoại giữa ông bà, cha mẹ và con cái đang ngày càng khó khăn hơn vì khoảng cách thế hệ quá lớn này. Sự trưởng thành của một con người phụ thuộc vào ba thành tố: gia đình, nhà trường và xã hội. Nhưng khi nhà trường hiện nay vẫn còn rất nhiều điều để lo ngại như nạn chạy trường, mua điểm, gian lận thi cử, bạo lực học đường…; khi xã hội đang hứng chịu nhiều cú sốc văn hóa và vô số biến tướng về cách sống, cách hành xử… thì hi vọng lớn nhất và cũng là giải pháp chắc chắn nhất cho việc dạy con và cứu con mình khỏi những lệch lạc của cuộc sống chính là gia đình. Cha mẹ có thể khó khăn trong việc đối thoại với con do khoảng cách thế hệ, nhưng việc xây dựng gia đạo như một “người thầy lớn” giúp dạy con nên người là việc mà các ông bố bà mẹ hoàn toàn có thể chủ động được. Gia đạo, có người nói đó là “con đường” của một gia đình. Con đường ấy có thể được thừa hưởng từ các thế hệ trước, hay do chính thế hệ của mình ý thức tạo dựng nên. Còn gia pháp, trong mường tượng của nhiều người cũng tựa như một cây roi bên cạnh bàn thờ tổ tiên, không dùng để đánh mắng con cái bao giờ nhưng lúc nào cũng có tác dụng nhắc nhở, răn đe, hướng dẫn con cháu trở về con đường đúng đắn. Nghe những điều này có vẻ hơi hoài cổ. Nhưng càng hiện đại thì càng cần phải sàng lọc và gìn giữ những nếp nhà, tuy xưa cũ nhưng vẫn còn nguyên giá trị. Từ nếp nhà này cộng với những giá trị phổ quát từ thế giới mới có thể hình thành một “gia đạo hội nhập” cho con cháu thời nay. Gia đạo là những thứ mà một gia đình đã dày công tạo dựng và lưu truyền qua nhiều thế hệ để hình thành nên bản sắc của chính gia đình ấy. Gia đạo là việc nghệ sĩ ưu tú Thành Lộc lớn lên với lời cha dặn: “Nghệ sĩ chân chính thì không hơn thua nhau nơi cánh gà”. Gia đạo cũng là việc có những bạn thủ khoa chia sẻ: “Em được may mắn sinh ra trong một gia đình hiếu học”. Hay có lúc gia đạo chỉ đơn giản là việc một cô nhân viên nổi trội và được yêu mến trong tổ chức vì luôn tâm niệm lời mẹ dạy: “Ở nhà với mẹ thì sao cũng được, nhưng ra đường thì phải luôn nhớ: Ăn thì nhường mà làm thì giành”. Gia đạo, một cách văn vẻ, là những giá trị làm nên một gia đình, là những thứ mà vì nó và để bảo vệ nó, các thành viên sẵn lòng hi sinh mọi thứ khác. Gia đạo sẽ làm một gia đình được kính trọng hoặc bị coi khinh. Đó cũng là thứ làm cho những đứa con sinh ra, lớn lên và cảm thấy tự hào về gia đình mình. Đó không phải là bố làm lớn, mẹ nhiều tiền hay gia thế lẫy lừng, nhà to, xe xịn, mà là những kỷ cương cần thiết, những giá trị vô hình đủ đẹp để mọi thành viên trong gia đình theo đuổi và làm gương cho con cháu. Lớn lên trong một gia đạo như thế, khó ai có thể phản bội niềm tin, giá trị, truyền thống của gia đình mình. Nếu chúng ta không thể thay đổi được cả xã hội hay cả tổ chức thì ít nhất chúng ta cũng có thể quyết định việc thay đổi bản thân mình và thay đổi gia đình mình thông qua việc tái xác lập gia đạo. Và đến lượt chính gia đạo này sẽ quyết định số phận tương lai của gia đình và cả các thế hệ con cháu mai sau của chúng ta. Bài: Giản Tư Trung. TT

Bài này rất hay các bạn à

Đến giờ này nhiều người trong chúng ta đều đã quá quen thuộc với những câu văn, cụm từ như “sẽ xử lý nghiêm bất kể đó là ai” hoặc “không có vùng cấm trong xử lý...” và còn nhiều cụm từ, câu văn khác nữa vốn đã và đang được dùng đi dùng lại thành sáo ngữ khiến ai cũng có cảm giác nhàm chán khi nghe đến. Xét về mặt lịch sử, sáo ngữ hay “ngôn ngữ gỗ” (lange de boyse) đã xuất hiện từ thế kỷ 16 tại nước Anh nhưng sau đó được dùng nhiều trong thời Liên Xô cũ. Khi bàn về sáo ngữ, người ta nhận thấy loại ngôn ngữ này thường xuất hiện trong lĩnh vực chính trị và tất nhiên việc sử dụng loại ngôn ngữ này là một “biệt tài” của các chính trị gia, bởi nó là một trong những kỹ thuật dùng để lái hiện thực sang một hướng khác nhằm đánh lạc hướng nội dung lẽ ra cần phải được đề cập. Do đó gần như tất cả người tham gia hoạt động chính trị đều thuộc nằm lòng những “công thức” phát biểu cho từng loại vấn đề, từng loại sự việc. Tại sao giới chính trị gia hay sử dụng sáo ngữ? Trả lời câu hỏi này quả thật là điều không hề dễ dàng, nhưng việc sử dụng loại ngôn ngữ này trước hết có thể là một sự phản ánh của tình trạng bất lực trong giải quyết vấn đề. Chẳng hạn như việc xử lý sai phạm đối với những quan chức cấp cao luôn gặp nhiều khó khăn, do đó cách nói chung chung như “xử lý nghiêm bất kể đó là ai” là một cách nói nhằm trấn an dư luận hơn là có giá trị hiện thực trên thực tế. Và chúng ta cũng thấy những câu nói kiểu như vậy thường chỉ xuất hiện ở giai đoạn đầu của một sự việc nào đó, còn khi kết thúc thì có được xử lý nghiêm hay không, có vùng cấm hay không là chuyện khác, bởi lúc đó công luận cũng không còn quan tâm hay thắc mắc về việc có nghiêm hay không nghiêm nữa. Mặt khác, sáo ngữ còn là một ẩn chứa cho việc thiếu khả năng xác định đâu là sự việc cần ưu tiên trước, ưu tiên sau trong việc hoạch định chính sách của những cơ quan có trách nhiệm. Chính vì vậy có lúc người ta đã nói về cách làm chính sách theo kiểu “múi mít” vì cái nào cũng thuộc loại “trọng tâm”, “quan trọng nhất”, “hàng đầu”, “then chốt”... cả. Tất nhiên cách nói như thế sẽ khiến những thành phần có liên quan hay bị tác động cảm thấy vui tai, cảm thấy được an toàn về mặt tâm lý vì dù sao chính sách liên quan tới mình cũng thuộc loại “hàng đầu” hoặc “trọng tâm”. Tất nhiên, sáo ngữ cũng có tác dụng tốt khi nói về một số vấn đề liên quan đến quan hệ quốc tế, vì thông thường nội dung của những phát biểu kiểu “ngôn ngữ gỗ” thường là “hòa cả làng” và như vậy sẽ không làm mất lòng bất cứ bên nào. Thế nhưng việc dùng quá nhiều sáo ngữ sẽ có tác dụng ngược trong cai trị và điều hành bởi dần dần dân chúng sẽ không còn lòng tin, không tin tưởng vào những phát biểu của giới lãnh đạo nữa. Chính vì vậy hiện nay dư luận thường ít quan tâm đến những ngôn từ được liệt vào loại “chém gió” nữa bởi chỉ mang lại sự “sảng khoái tâm lý” nhất thời, cái mà họ muốn thấy đó là làm thật sự trên thực tế. Làm sao để sáo ngữ ngày càng ít hiện diện trong thực tế? Một số cách đã có xuất hiện như mục “chuyện ấy bây giờ” trên tờ Tuổi Trẻ nhằm xới lại những vấn đề cũ xem chúng được giải quyết, xử lý thế nào, sẽ buộc người có trách nhiệm phải “có trách nhiệm” trên thực tế nhiều hơn và từ đó có thể sẽ buộc họ giảm dần những phát biểu sáo ngữ trong tương lai. (Nguồn: Tuổi trẻ, bài: Lê Minh Tiến)

Thứ Tư, 7 tháng 3, 2012

Thơ tặng Chồng sau ngày 8-3

Tại sao chỉ có một ngày ?
Cả năm như thế có hay không nào ?
Một ngày ai cũng vui chào
Một ngày chồng bỗng ngọt ngào lạ chưa
Một ngày chồng đón, chồng đưa
Một ngày chồng hỏi : có vừa ý không ?
Một ngày chồng quyết lập công
Một ngày chồng chẳng dám lồng đi đâu
Một ngày chồng đảm phờ râu
Một ngày chồng chúc chục câu tuyệt vời
Một ngày chồng cứ luôn cười
Một ngày chồng cắm hoa tươi khắp nhà
Một ngày chồng tự pha trà
Một ngày chồng biết chợ xa, chợ gần
Một ngày chồng chịu quét sân
Một ngày chồng biết thịt cân mấy tiền
Một ngày chồng nói, làm liền
Một ngày chồng cũng biết chiên, biết xào
Một ngày chồng giặt ào ào
Một ngày chồng biết chỗ nào bán tăm
Một ngày chồng biết gấp chăn
Một ngày chồng biết cầm khăn lau bàn
Một ngày chồng biết mắc màn
Một ngày chồng biết gọt cam, đánh giầy
Một ngày chồng biết tưới cây
Một ngày chồng cũng biết bầy mâm cơm
Một ngày chồng xới, chồng đơm
Một ngày chồng dọn tinh tươm các phòng
Một ngày chồng biết đếm đong
Một ngày chồng biết muối trong lọ nào...
Một ngày hết, chồng thở phào
Nhìn thương, thương thật cũng nao nao người.
Nhìn chồng nằm đấy rã rời
Còn làm gì nữa có Trời đến lay
May sao chỉ có một ngày
Cả năm mà thế...chẳng hay ..tí gì !

Thứ Bảy, 19 tháng 11, 2011

Thơ Tặng Vợ Yêu


Xin thú nhận anh thuỷ chung số một.
Những lúc xa em anh chẳng thấy xao lòng.
Những khi bận nhiều và những phút long dong.
Trong tim anh chỉ riêng em duy nhất.

Nếu em đi tìm khắp trên quả đất.
Cũng không tìm được người thứ hai đâu.
Từ lúc trẻ trung cho đến bạc đầu.
Chỉ có em là tình yêu đích thực.

Nếu có lúc bỗng dưng buồn bực.
Nhớ đến em anh lại thấy in bình.
Tình yêu ơi đừng trách anh vô tình.
Không chú ý những khi em buồn tủi.

Anh thương lắm những chiều em tóc rối.
Tựa cửa chờ anh mà anh mãi chưa về.
Chỉ vì anh còn công việc bộ bề.
Nhớ em lắm mà còn đi công tác.

.... Mời các bạn viết tiếp nhé..

Thứ Hai, 14 tháng 3, 2011

Định nghĩa về vợ

Nhân ngày 8/3 ,chúng ta hãy tạm gác mọi thứ bề bộn,lo toan trong cuộc sống để,để dành những tình cảm đẹp đẽ và chân thành nhất cho chị em phụ nữ mà trong đó người đặc biệt quan trọng,ưu ái đáng được tôn vinh nhất đó chính là:"Bà xã tôi number one"
Vậy thì : Bắt đầu nhé:

Hôm nay mùng 8 tháng 3
Không biết định nghĩa Vợ là gì đây
Vợ là quả ớt chín cây
Đỏ tươi ngoài vỏ rất cay trong lòng.
Vợ là một đoá hoa hồng
Vợ là "sư tử Hà Đông" trong nhà.
Vợ là nắng gắt mưa sa
Vợ là giông tố phong ba bão bùng.

Nhiều người nhờ Vợ lên Ông
Nhiều người vì Vợ mất không cơ đồ
Vợ là cả những vần thơ
Vợ là cả những giấc mơ vơi đầy
Vợ là một chất men say
Là nước hoa ngoại làm ngây ngất lòng
Vợ là một áng mây hồng
Vợ là hoa hậu để chồng mê say.

Vợ là khối óc bàn tay
Vợ là bác sĩ tháng ngày chăm ta
Vợ là nụ Vợ là hoa
Vợ là chồi biếc Vợ là mùa xuân.

Vợ là tín dụng nhân dân
Vợ là kế toán giải ngân trong nhà
Vợ là biển rộng bao la
Vợ là hương lúa đậm đà tình quê
Vợ là gió mát trưa hè
Vợ là hơi ấm thổi về đêm đông.

Vợ là chỗ dựa cho chồng
Nhiều ông dám bảo vợ không là gì!?
Khoan khoan hãy nghĩ lại đi
Vợ quan trọng lắm không gì hơn đâu.
Việc nhà vợ có công đầu
Nấu cơm, nấu nước, rửa rau, pha trà.
Vợ là máy giặt trong nhà
Vợ là Cát-sét Vợ là Tivi.

Nhiều đêm Vợ hát Chồng nghe
Lời ru xưa lại vọng về trong ta.
Vợ là làn điệu dân ca.
Vợ là bà chủ, vợ là nhân viên
Vợ là cái máy đếm tiền
Vợ là "Nội lực" làm nên cơ đồ
Vợ là thủ quỹ thủ kho
Vợ là hạnh phúc ấm no trong nhà.

Vợ là vũ trụ bao la
Nhiều điều bí ẩn mà ta chưa tường.
Khi nào giận, lúc nào thương.
Sớm mưa, chiều nắng ai lường được đâu.
Vợ là một khúc sông sâu
Vợ như là cả một bầu trời xanh
Vợ là khúc nhạc tâm tình
Vợ là cây trúc bên đình làm duyên
Vợ là cô Tấm thảo hiền.
Vợ là cô Cám hám tiền ham chơi.
Vợ là con Phật, cháu Trời,
Rẽ mây rơi xuống làm người trần gian.
Vợ là..
Là ...Là gì nữa nhỉ...xin mời các bác cứ tự nhiên tiếp tiếp (thanks) 

Chủ Nhật, 6 tháng 3, 2011

Vợ tốt phải như thế nào?

Vợ tốt: Phải đẹp gái - Không kiêu sa -Thích ở nhà - Lo nội trợ - Không cắc cớ chửi chồng con -Không phấn son - Không nhiều chuyện -Không hà tiện - Không càm ràm -Phải siêng năng - Không lười biếng -Nói nhỏ tiếng - Biết chiều chồng -Giỏi nữ công Và gia chánh. -Biết làm bánh - Nấu ăn ngon -Biết dạy con - Ứng xử tốt -Không quá dốt - Không quá khôn Không ôm đồm - Không ủy mị -Không thiên vị - Không cầu kỳ - Không quá phì - Không quá ốm -Không dị hợm - Không chanh chua Không se sua - Không bẻm mép -Không bép xép - Không phàn nàn. --> Không có đâu ^_^ Đừng có KIẾM.. 

Thứ Tư, 2 tháng 3, 2011

Bài này đáng suy nghỉ các bạn ơi

Tôi và đa số những bạn gái của mình đều ngoại tình

Đàn ông ngoại tình khiến người vợ cảm thấy vĩnh viễn mất đi cảm giác an toàn trong cuộc sống, khiến cuộc sống đột nhiên trở nên bấp bênh, luôn bị đe dọa tan vỡ. Và chúng tôi ngã vào vòng tay của người đàn ông khác, vì người đó mang lại cho chúng tôi cảm tưởng (hoặc ảo tưởng) là mình được yêu. 

Bài viết: Huyền Trang
Tôi vốn ít đọc các bài tâm sự, chuyện gia đình trên báo chí, nhưng có lần lướt qua bài viết của VTT, tôi thấy ấn tượng và từ đó quan tâm đọc các ý kiến phản hồi xung quanh. Có lẽ tôi cũng thấy một phần của mình trong VTT. Không còn trẻ như cô ấy, tôi đã 45 tuổi, sinh trưởng trong một gia đình trí thức được giáo dục đầy đủ, có học vị, địa vị xã hội cũng đủ để người ngoài tôn trọng.
Tôi có chồng, và có cả người tình. Không biết có ai thử xem phần thăm dò ý kiến (ngay bên phải nhóm bài viết này): Là phụ nữ, bạn đã bao giờ ngoại tình? Gần 30% phụ nữ tham gia trắc nghiệm (1186/4050), trả lời là họ đã nhiều lần ngoại tình (con số này là 41% ở nam giới). Câu hỏi là tại sao phụ nữ, dù đau khổ rất nhiều vì chồng có bồ, nhưng bản thân họ cũng ngoại tình nhiều thế?
Gần như đa số những người bạn gái của tôi đều có tình nhân (nếu có thể có). Họ có thể là tiến sĩ khoa học, là hiệu trưởng trường trung học, là giám đốc công ty, là lãnh đạo doanh nghiệp. Đẹp hay xấu, già hay trẻ, mỗi người đều có khoảng trời riêng, với đầy đủ niềm vui, nỗi buồn, nhưng tôi có thể nói trung thực rằng, nỗi buồn nhiều hơn.
Mọi người đừng vội lên án, đừng vội nói là chúng tôi hủy hoại gia đình, vô trách nhiệm. Tôi có thể khẳng định rằng chúng tôi đều là những người mẹ hết lòng vì con cái, vừa làm khoa học, kinh doanh, vừa nấu ăn ngon, chăm sóc gia đình nội ngoại chu toàn, vừa học vấn cao, cư xử đàng hoàng có giáo dục. Chúng tôi, từ ngoài xã hội nhìn vào, là những người phụ nữ rất đáng kính trọng.

Chúng tôi dành thời gian chăm sóc chồng, con và gia đình nhiều hơn tất cả, chứ không như định kiến xã hội là phụ nữ thành đạt thì bỏ mặc gia đình. Có thể nói không điều gì mang lại niềm vui và hạnh phúc cho phụ nữ nhiều hơn là chăm sóc chồng con. Bạn gái thân của tôi, đảm đương một vị trí quan trọng trong xã hội, nhưng sáng sớm tinh mơ vẫn dậy đi chợ, nấu ăn, chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng. Giữa hai cuộc họp tranh thủ lái xe về đón con, đưa con đi học. Tôi chưa từng thấy ai bận như cô ấy mà vẫn có thời gian làm được tất cả mọi việc.
Không ai trong chúng tôi thực sự muốn có tình nhân. Nhu cầu lớn nhất, khao khát lớn nhất của phụ nữ là được yêu, trái tim phụ nữ luôn tràn đầy tình yêu để cho đi, cho chồng con, cho mọi người. Dễ thấy phụ nữ hay mủi lòng, hay khóc, hay lo lắng cho người khác, dù là người không thân thích, nếu thấy người ta khó khăn khổ sở.
5 năm đầu tiên sau khi kết hôn, hầu như phụ nữ không ngoại tình, tôi cũng vậy. Tới khi phát hiện ra chồng mình cặp bồ, tôi cảm thấy suy sụp, trầm cảm, anh có nhiều người khác, tôi ly dị. Người chồng mới yêu tôi say đắm, nhưng chỉ sau vài năm cũng trượt vào con đường bồ bịch. Hầu như các bạn gái của tôi đều trải qua tâm trạng như vậy. Chúng tôi đều đau khổ, thất vọng, đều cố gắng hết sức để giữ người đàn ông của mình, nhưng bất lực.
Sự ngoại tình của người đàn ông là dấu hiệu cho người phụ nữ biết là họ không được yêu nữa. Đó là sự khủng hoảng lớn lao với bất kỳ người đàn bà nào, đẩy họ vào nỗi cô đơn đáng sợ, và mất tự tin vào chính mình. Được yêu là một thước đo sự thành công của phụ nữ trong cuộc đời (được yêu bởi con cái, chồng, và người tình), giúp chúng tôi thấy hạnh phúc và tự tin hơn. Đàn ông ngoại tình khiến người vợ cảm thấy vĩnh viễn mất đi cảm giác an toàn trong cuộc sống, khiến cuộc sống đột nhiên trở nên bấp bênh, luôn bị đe dọa tan vỡ.
Và chúng tôi ngã vào vòng tay của người đàn ông khác, vì người đó mang lại cho chúng tôi cảm tưởng (hoặc ảo tưởng) là mình được yêu. Dù với bản chất ham chinh phục, người tình đó rồi cũng sẽ rời bỏ, tới với người phụ nữ khác, nhưng còn sống, còn yêu, người phụ nữ không thể sống thiếu cảm giác được yêu thương. Có người bằng lòng với tình yêu của con cái dành cho mình, nhưng cũng có rất nhiều người vẫn khao khát một vòng tay mạnh mẽ của người đàn ông, để cảm thấy mình vẫn còn tồn tại, như một người đàn bà.
Người tình của tôi bây giờ kém tôi gần 15 tuổi, là một doanh nhân trẻ thành đạt, độc thân và hấp dẫn. Những điều chúng tôi chia sẻ, không nhiều về tình dục, mà nhiều hơn là những buổi uống trà, café cuối tuần. Lâu lâu, thay vì tôi lái xe một mình ra ngoài thành phố để trốn chạy nỗi cô đơn, anh lại lái xe đưa tôi đi, hai người cùng đi dạo ngắm trăng, trò chuyện. Tôi vẫn sống cạnh chồng tôi, thương yêu chiều chuộng anh ấy, bỏ qua những chuyện ngoại tình của anh, vì có thể anh cũng kiếm tìm một điều gì mà tôi không mang lại cho anh. 

Thứ Hai, 28 tháng 2, 2011

Thơ vui ngày 8-3


Em cứ ngồi cắm hoa
Em cứ ca cứ hát
Anh sẽ lo rửa bát
Anh sẽ lo quét nhà
Anh sẽ lo giặt là
Em uống gì anh pha
Chợ gần hay chợ xa.
Anh lần ra được hết
Món em ưa anh biết
Em cứ chờ mà xem.
Em đánh phấn xoa kem
Anh nhặt rau vo gạo
Em ung dung đọc báo
Anh tay nấu tay xào
Anh tự làm không sao
Đừng lo gì em nhé.
Tà áo em tuột chỉ
Đưa anh khâu lại giùm
Nho anh mua cả chùm
Buồn mồm em cứ nếm.
Bạn gái em mà đến
Cứ vô tư chuyện trò
Anh tắm cho thằng cu
Rồi anh ru nó ngủ
Màn hình bao cầu thủ.
Nghe em hét "vào rồi".
Hết một ngày em ơi.
24h thôi nhé!

Thơ về người chồng lý tưởng

Các cô gái lúc nào cũng mong muốn kiếm được ông chồng ưng ý như bài thơ dưới đây. Nhưng có lẽ một ông chồng như thế thì quá "tiêu chuẩn".
Tuyển chồng chất lượng,
Lương tháng không tiêu.
Không được nói nhiều,
Không cho cãi vợ.
Phải biết đi chợ,
Nấu nướng, quét nhà.
Không được la cà,
Rượu chè cờ bạc.
Không được lười nhác,
Phải tắm hàng ngày,
Không được xỉn say,
Không hay "tá lả",
Không được quậy phá
Không đánh vợ con.
Không béo, không lùn
Không gầy, không ốm
Thức khuya dậy sớm
Nghe vợ chăm con.
Biết mua phấn son
Làm quà cho vợ
Mua đồ không hớ.
Cao ráo, thông minh
Thấy con gái xinh
Không được xí xớn
Không được tí tởn
Gái gú, bia ôm.
Râu ria bờm xờm
Phải cạo cho sạch.
Nếu nhà có khách,
Được phép ra oai,
Nhưng không có ai,
Vợ là số một!

Thời Lê - Nguyễn tỉnh Thanh Hóa

hời Lê - Nguyễn
Năm Thuận Thiên thứ nhất (năm 1428), chia nước làm 5 đạo, Thanh Hoá thuộc Hải Tây đạo. Năm Quang Thuận thứ 7 (năm 1466) đặt tên là Thừa Tuyên Thanh Hoá; đến năm Quang Thuận thứ 10 (năm 1469) đổi là Thừa Tuyên Thanh Hoa, tên Thanh Hoa có từ đây. Thanh Hoa Thừa Tuyên theo "Thiên Nam dư hạ tập" lãnh 4 phủ, 16 huyện và 4 châu.
1) Phủ Thiệu Thiên gồm 8 huyện: Lương Giang, Ðông Sơn, Lôi Dương, Yên Ðịnh, Vĩnh Ninh, Cẩm Thuỷ, Thạch Thành và Bình Giang.
2) Phủ Hà Trung gồm 4 huyện: Tống Giang, Hoằng Hoá, Thuần Hựu và Nga Giang.
3) Phủ Tĩnh Ninh gồm 3 huyện: Ngọc Sơn, Quảng Xương, Nông Cống.
4) Phủ Thanh Ðô chỉ có 1 huyện là Thọ Xuân.
         Thời Hồng Thuận (Lê Tương Dực 1509 - 1516), Thừa Tuyên Thanh Hoa lại đổi là trấn Thanh Hoa. Thời Lê Trung Hưng (1553 - 1788) gọi là nội trấn Thanh Hoa, sáp nhập thêm hai phủ Trường Yên và Thiên Quan của trấn Sơn Nam lệ vào trấn Thanh Hoa, gọi là ngoại trấn Thanh Hoa.
         Thời Tây Sơn lấy ngoại trấn Thanh Hoa lệ vào Bắc thành, tách khỏi nội trấn Thanh Hoa. Tên "trấn Thanh Hoa" được giữ cho đến năm 1831. Năm Minh Mệnh thứ 12 lấy nội trấn làm tỉnh Thanh Hoa và ngoại trấn làm tỉnh Ninh Bình, tên tỉnh Thanh Hoa có từ đây.
         Năm Thiệu Trị thứ 3 (năm 1843) đổi tên Thanh Hoa thành Thanh Hoá - đánh dấu sự ra đời của tên tỉnh Thanh Hoá. Tỉnh Thanh Hoá thời Nguyễn Sơ (Gia Long - Minh Mạng) gồm 4 phủ; 20 huyện, châu, thủy cơ; 89 tổng; 1.645 xã, thôn, động, sở. Trong đó:
1) Phủ Hà Trung gồm 4 huyện: huyện Tống Sơn (huyện Hà Trung ngày nay); huyện Hoằng Hoá; huyện Phong Lộc (Hậu Lộc ngày nay) và huyện Nga Sơn.
2) Phủ Thiệu Thiên (đời Lê Quang Thuận gọi là phủ Thiệu Thiên, sau Gia Long đổi thành Thiệu Hoá) gồm 8 huyện: huyện Quảng Bằng (là phần đất của huyện Thạch Thành ngày nay); huyện Thạch Thành (là phần đất Ðông Nam huyện Thạch Thành ngày nay); huyện Thuỵ Nguyên (tương đương với phần đất Thiệu Hoá, một phần Thọ Xuân và Ngọc Lặc hiện nay); huyện Yên Ðịnh; huyện Lôi Dương (tương đương phần đất Thọ Xuân, Thường Xuân ngày nay); huyện Vĩnh Lộc; huyện Ðông Sơn; huyện Cẩm Thuỷ (tương đương phần đất huyện Cẩm Thuỷ, Bá Thước và một phần huyện Quan Hoá ngày nay).
3) Phủ Tĩnh Gia: đời Lê Quang Thuận là phủ Tĩnh Ninh, đến thời Trung Hưng vì kiêng huý của Lê Trang Tông nên đổi làm Tĩnh Giang, sau đổi làm Tĩnh Gia. Phủ Tĩnh Gia gồm 3 huyện: huyện Ngọc Sơn (tương đương với huyện Tĩnh Gia ngày nay); huyện Nông Cống (tương đương với các huyện Nông Cống, Như Thanh và Như Xuân ngày nay); huyện Quảng Xương (tương đương với phần đất huyện Quảng Xương ngày nay).
4) Phủ Thanh Ðô: sách "Ðại Nam nhất thống chí" chép: "... Ðời Lý, đời Trần mới khai thác, cuối đời Trần là đất trấn Thanh Ðô... Ðời Lê Quang Thuận đặt làm phủ Thanh Ðô, lệ vào Thanh Hoá Thừa Tuyên, lãnh một huyện (Thọ Xuân miền núi) và 5 huyện, châu, thủy cơ".
         Từ năm Minh Mệnh thứ 2 đến năm Khải Ðịnh thứ 10 (năm 1925), bản đồ địa giới hành chính tỉnh Thanh Hoá có thay đổi như sau:
1) Minh Mệnh thứ 2 (năm 1821) đổi phủ Thanh Ðô thành phủ Thọ Xuân.
2) Minh Mệnh thứ 7 (năm 1826) nhập huyện Lôi Dương vào phủ Thọ Xuân.
3) Minh Mệnh thứ 16 (năm 1835), đặt thêm phủ Quảng Hoá gồm 4 huyện là Vĩnh Lộc - Thạch Thành - Cẩm Thuỷ - Quảng Tế (bốn huyện này từ phủ Thiệu Hoá mà ra). Hợp nhất huyện Thọ Xuân (miền núi) vào châu Lang Chánh (huyện Thọ Xuân miền núi mất từ đây).
4) Minh Mệnh thứ 18 (năm 1837), đặt thêm châu Thường Xuân (lấy đất của các huyện Lôi Dương, châu Lang Chánh, huyện Nông Cống - châu Thường Xuân có từ đây).
5) Minh Mệnh thứ 19 (năm 1838) đặt thêm huyện Mỹ Hoá (lấy đất ở huyện Hoằng Hoá và huyện Hậu Lộc), đặt phân phủ Hà Trung.
6) Thiệu Trị thứ 3 (năm 1843) đổi tên Thanh Hoa thành Thanh Hoá, bỏ phân phủ Hà Trung. Huyện Hoằng Hoá kiêm luôn huyện Mỹ Hoá, (huyện Mỹ Hoá mất từ đây). Phủ Quảng Hoá kiêm thêm huyện Thạch Thành, huyện Quảng Tế và châu Quan Hoá. Phủ Thọ Xuân kiêm thêm châu Thường Xuân và châu Lang Chánh.
7) Thành Thái thứ 1 (năm 1889), huyện Thạch Thành kiêm luôn huyện Quảng Tế (tên huyện Quảng Tế mất từ đây).
8) Thành Thái thứ 5 (năm 1893) tách đất huyện Nông Cống (hai tổng Xuân Du và Lãng Lăng) đặt thành châu Như Xuân.
9) Thành Thái thứ 12 (năm 1900) đặt tri huyện Nga Sơn, tách huyện Thuỵ Nguyên đặt ra châu Ngọc Lặc. Huyện Thuỵ Nguyên nhập vào phủ Thiệu Hoá (tên huyện Thuỵ Nguyên mất từ đây).
10) Khải Ðịnh thứ 10 (năm 1925) đặt châu Tần Hoá (lấy đất 4 tổng của châu Quan Hoá là Thiết ống, Cổ Lũng, Sa Lung và Ðiền Lư).
         Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đổi tên châu Tần Hoá thành huyện Bá Thước. Cho đến sau năm 1954, bản đồ hành chính tỉnh Thanh Hoá gồm 21 huyện, thị xã (các tên phủ, châu đều đổi thành huyện).
         Từ năm 1965 đến ngày 5-8-1999, sau nhiều lần sáp nhập và chia tách, bản đồ hành chính tỉnh Thanh Hoá có 27 huyện, thị, thành phố với 633 xã, phường, thị trấn.

Thứ Ba, 22 tháng 2, 2011

Giới thiệu về mảnh đất Phú Yên



Phú Yên trải dài từ 12°42'36" đến 13°41'28" vĩ bắc và từ 108°40'40" đến 109°27'47" kinh đông, phía bắc giáp tỉnh Bình Định, phía nam giáp Khánh Hòa, phía tây giáp Đăk Lăk vàGia Lai, phía đông giáp biển Đông.
Phú Yên nằm ở miền trung Việt Nam, cách Hà Nội 1.160km về phía bắc , cách tp. Hồ chí Minh 561km về phía nam theo tuyến quốc lộ 1A.
Diện tích tự nhiên: 5.045 km², chiều dài bờ biển 189km.

[sửa]Địa hình

Phú Yên có 3 mặt là núi, phía Bắc có dãy Cù Mông, phía Nam là dãy Đèo Cả, phía Tây là mạn sườn Đông của dãy Trường Sơn, và phía Đông là biển Đông.
Địa hình có đồng bằng xen kẽ núi.